SINH HOẠT CHUYÊN MÔN DẠY HỌC STEM TẠI TRƯỜNG THCS NGHĨA HÀ

Lượt xem:

Đọc bài viết

Thời gian qua, giáo dục STEM đang là một xu hướng dạy học tích cực ngày càng được quan tâm và chú trọng phát triển. Việc dạy học các chủ đề STEM góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và góp phần phát triển toàn diện năng lực của học sinh.

  1. STEM là gì?

STEM là từ viết tắt của Science (khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên môn và đề cao tính ứng dụng, kết hợp học đi đôi với hành.

Cụ thể, các khái niệm học thuật về Toán, Công nghệ… sẽ được lồng ghép giảng dạy trong các bài học, ví dụ thực tế. Học sinh sẽ áp dụng lý thuyết để giải quyết các bài toán cụ thể và tự rút ra những kinh nghiệm, bài học cho mình. Kiến thức theo đó sẽ được ghi nhớ sâu và lâu hơn, có tính xâu chuỗi thay vì tiếp thu rời rạc.

Các bạn học sinh lớp 9A hào hứng với những trải nghiệm trong giờ học STEM

  1. Rộng về quy mô, đa dạng về phương pháp

Ở Trường THCS Nghĩa Hà, giáo dục STEM được triển khai trên quy mô tất cả các khối lớp và các môn học như Vật lí, Hóa học, Sinh học (KHTN), Công nghệ, Toán học và Tin học. Từ đầu mỗi năm học, các tổ nhóm chuyên môn đã đánh giá, phân tích và lựa chọn ra các chủ đề, bài học phù hợp với mô hình dạy học STEM với mong muốn phát huy tối đa năng lực sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.

Để có một tiết học hoặc một chủ đề triển khai theo dạy học STEM, các giáo viên đã áp dụng linh hoạt, hài hoà, hợp lí các phương pháp, có thể kể đến như (i) phương pháp điều tra, (ii) phương pháp chuyên gia, (iii) phương pháp thực nghiệm sư phạm, … Trong đó, với phương pháp thực nghiệm sư phạm, giáo viên cần tiến hành thực nghiệm dạy học ở 2 nhóm (i) lớp học thực nghiệm và (ii) lớp học đối chứng. Cả lớp học đối chứng và lớp học thực nghiệm đều được thực hiện trên cùng một đối tượng học sinh như nhau, đảm bảo đồng đều về trình độ, lứa tuổi và thời gian. Sự đa dạng về phương pháp và kĩ thuật dạy học mang đến bầu không khí học tập sôi nổi, hấp dẫn với học sinh và là nguồn động lực to lớn để thầy cô tiếp tục khắc phục khó khăn và nhân rộng mô hình, nâng cao chất lượng các giờ học. Bên cạnh đó, học với mô hình STEM, học sinh được trực tiếp làm việc, tạo ra sản phẩm cá nhân và nhóm, mang đến những nhận thức mới mẻ, bất ngờ và thú vị cho môn học.

Các kế hoạch bài dạy theo định hướng dạy học STEM được chuẩn bị kĩ lưỡng với sự kết hợp, bổ trợ cho nhau của các kiến thức về Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Toán học, Tin học,… sau đó, được triển khai ở phạm vi các tổ chuyên môn theo quy trình nghiên cứu bài học. Quy trình tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM để phát triển năng lực sáng tạo của học sinh bao gồm các bước:

Phong phú về hình thức tổ chức

  • Dạy học STEM trong các môn học

Tại Trường THCS Nghĩa Hà, dạy học theo mô hình STEM được triển khai thường xuyên và rộng khắp trong các môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học (KHTN), Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Theo cách này, các bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngay trong quá trình dạy học, do đó, bám sát chương trình của các môn học, không làm phát sinh thêm thời gian học tập mà còn phát huy được tính năng động, sáng tạo, tự chủ của giáo viên và học sinh trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.

Tính riêng năm học 2022-2023, 2023-2024 toàn trường đã có tổng 8 bài học/chủ đề được thực hiện dạy học theo mô hình STEM. Các tiết học STEM biến những tiết học khô khan nhiều kiến thức phức tạp trở nên gần gũi, dễ hiểu và khó quên. Lần lượt, các tiết học Vật lí, Toán học, Công nghệ, Tin học… đều có thể vận dụng mô hình giáo dục STEM để triển khai hấp dẫn và thuyết phục hơn. Giá trị to lớn mà dạy học STEM trong các môn học mang lại là sau khi tìm hiểu kiến thức nền, thông qua quá trình trải nghiệm, học sinh được chủ động, sáng tạo đề xuất các chất liệu, cách thức, hình thức tạo ra sản phẩm học tập. Học sinh có cơ hội để thuyết trình, bày tỏ quan điểm để bảo vệ sản phẩm học tập của mình, được phân tích, đánh giá, phản biện sản phẩm của nhóm bạn. Từ đó, mỗi cá nhân và nhóm học sinh đều có cơ hội để nhận được những góp ý mang tính xây dựng từ giáo viên và học sinh khác và có cơ hội điều chỉnh thiết kế, quy trình thực hiện, tạo nên các sản phẩm học tập tối ưu.

  1. Một số hình ảnh dạy SHCM dạy học STEM tại Trường THCS Nghĩa Hà